Cũng giống như xây nhà mới khi sửa nhà Quý khách nên dành chút ít tìm hiểu về những điều liên quan đến công tác chuẩn bị.
Chuẩn bị sửa nhà cần xác định nhu cầu công năng sử dụng
Khi Quý khách sửa lại cấu trúc, bố trí lại các phòng trong nhà nên bàn bạc với các thành viên trong gia đình, sau đó tham khảo ý kiến kiến trúc sư. Việc bố trí này nên cụ thể hóa trong bản vẽ thiết kế để tránh tình trạng xây lên lại tháo xuống gây lãng phí, tốn kém, chậm tiến độ thi công. Với sửa chữa lớn Quý khách nên thuê thiết kế bài bản.
Chuẩn bị sửa nhà cần xác định nhu cầu tài chính:
Một câu hỏi, nhà mình sửa nhà hết bao nhiêu tiền? Trước tiên Bạn xác định rõ nhu cầu cần sửa, sau đó liên hệ với công ty sửa nhà, công ty sửa nhà sẽ dựa vào nhu cầu của bạn sẽ khảo sát, đo vẽ, tính khối lượng cụ thể. Sau khi có khối lượng sẽ lập được dự toán sửa nhà. Bạn mô tả càng chính xác nhu cầu sửa nhà bao nhiêu thì dự toán sẽ sát với thực tế bấy nhiêu. Bạn nên liệt kê các công việc cần sửa, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu và hãy trao đổi với nhân viên khảo sát thật kỹ.
Chuẩn bị sửa nhà cần bảo vệ vật dụng đồ đạc trong nhà:
Quý khách nên chuẩn bị sẵn một số thùng giấy catton để đóng gói đồ đạc, vật dụng. Và cũng để tránh nhầm lẫn và khó khăn cho việc sắp xếp đồ đạc sau khi sửa nhà xong Quý khách nên làm dấu hoặc ghi chữ lên vỏ thùng như là: Thùng đựng đồ nhà bếp, thùng đựng quần áo ba mẹ, thùng đựng đồ chơi của con trai ….
Chuẩn bị sửa nhà liên quan đến cơ quan điện lực, cấp nước:
Đối với sửa nhà mà ảnh hưởng đến nguồn điện, nguồn nước. Chủ đầu tư tự liên lạc với cơ quan điện lực, cấp nước di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công khoảng 1 tuần.
Chuẩn bị sửa nhà liên quan chính quyền:
Chủ đầu tư làm đơn & nộp chi phí sử dụng vỉa hè tại UBND quận (nếu đường có vỉa hè) để tập kết vật tư, máy móc … (Đối với sửa nhà phải sử dụng khối lượng lớn vật tư như cát, đá xi măng…)
Vấn đề bản vẽ và thủ tục pháp lý CĐT cần lưu ý khi sửa nhà:
Đối với sửa chữa lớn:
Sửa nhà nâng thêm tầng, nối thêm sàn ngoài giấy phép xin phép sửa chữa còn cần thêm giấy kiểm định khả năng chịu lực của kết cấu dầm, cột cũ và phương an gia cố móng.
Giao hồ sơ bản vẽ thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước (có chữ ký của CĐT) và giấy phép xây dựng (bản pho to) cho bên nhà thầu trước khi thi công.
Thông báo ngày dự định sửa nhà với chính quyền địa phương
Đối với sửa chữa nhỏ:
Sửa nhà như nâng nền, thay mái, xây thêm vách, tường, trang trí nội thất, ốp lát gạch chỉ cần xin phép sửa chữa ở UBND phường.
Đối với sửa chữa siêu nhỏ:
Sửa nhà: như thay thiết bị vệ sinh, chống thấm, sơn nước, đóng trần … thì không cần xin phép sửa chữa.